Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

Mức chi cụ thể cho công tác KĐCLGD - Tự đánh giá

PHỤ LỤC
MỘT SỐ MỨC CHI ĐIỀU TRA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính)

STT
Nội dung chi
Khung, mức chi tối đa
1
Xây dựng phương án điều tra được duyệt
Tùy theo quy mô, tính chất, khối lượng các chỉ tiêu của cuộc điều tra
a
Xây dựng đề cương tổng quát được duyệt
1.000.000 đ - 1.500.000 đ/đề cương
b
Xây dựng đề cương chi tiết được duyệt
2.000.000 đ - 4.500.000 đ/đề cương
2
Lập mẫu phiếu điều tra

a
Đến 30 chỉ tiêu
750.000 đ/phiếu mẫu được duyệt
b
Trên 30 chỉ tiêu đến 40 chỉ tiêu
1.000.000 đ/phiếu mẫu được duyệt
c
Trên 40 chỉ tiêu
1.500.000 đ/phiếu mẫu được duyệt
3
Điều tra thử để hoàn thiện phương án điều tra
Theo các nội dung, mức chi tương ứng quy định tại phụ lục này.
4
Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia; thẩm định phương án điều tra; hội đồng nghiệm thu về phương án điều tra, nội dung phiếu điều tra, báo cáo kết quả điều tra

a
Hội thảo


- Người chủ trì
200.000 đ/người/buổi

- Thư ký
150.000 đ/người/buổi

- Đại biểu được mời tham dự
70.000 đ/người/buổi

- Báo cáo tham luận theo đơn đặt hàng
300.000 đ/bài viết
b
Họp Hội đồng thẩm định, nghiệm thu


- Chủ tịch hội đồng
400.000 đ/người/buổi

- Thành viên hội đồng, thư ký
300.000 đ/người/buổi

- Đại biểu được mời tham dự
100.000 đ/người/buổi

- Nhận xét đánh giá của phản biện
500.000 đ/bài viết

- Nhận xét đánh giá của ủy viên hội đồng
300.000 đ/bài viết
c
Lấy ý kiến thẩm định bằng văn bản của chuyên gia (tối đa không quá 5 chuyên gia), nhà quản lý (Trường hợp không thành lập Hội đồng.)
500.000 đ/bài viết
d
Chi nước uống, thuê hội trường… phục vụ hội thảo, họp Hội đồng (nếu có).
Thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
5
Chi xây dựng sổ tay nghiệp vụ cho điều tra viên (nếu có).
Nội dung và mức chi theo quy định hiện hành về chế độ chi trả nhuận bút
6
Chi in ấn tài liệu hướng dẫn, sổ tay nghiệp vụ cho điều tra viên, phiếu điều tra, biểu mẫu phục vụ điều tra, kết quả điều tra, xuất bản phẩm điều tra (nếu có)
Thực hiện theo hợp đồng với cơ quan in và thực hiện cơ chế đấu thầu đối với những khoản chi đủ điều kiện theo quy định về pháp luật đấu thầu.
7
Chi tập huấn nghiệp vụ điều tra (nếu có)
Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
8
Chi điều tra

a
Chi công tác phí cho người tham gia điều tra, phúc tra, kiểm tra
Nội dung và mức chi công tác phí thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có)
b
- Thuê điều tra viên (đối với trường hợp phải thuê ngoài).
- Thuê người phiên dịch tiếng dân tộc kiêm dẫn đường.
Mức tiền công 1 người/ngày tối đa không quá 250% mức lương tối thiểu chung, tính theo lương ngày do Nhà nước quy định cho khu vực quản lý hành chính tại thời điểm tiến hành điều tra.
(Ví dụ: Mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định là 830.000 đồng. Mức tiền công tối đa 1 người/ngày là 830.000 đồng: 22 ngày x 250%).
c
Thuê người dẫn đường không phải phiên dịch.
Mức tiền công 1 người/ngày tối đa không quá 150% mức lương tối thiểu chung tính theo lương ngày do Nhà nước quy định cho khu vực quản lý hành chính tại thời điểm tiến hành điều tra. (Ví dụ: Mức tiền công tối đa 1 người/ngày là: 830.000 đồng: 22 ngày x 150%).
d
Chi cho đối tượng cung cấp thông tin, tự điền phiếu điều tra:


Cá nhân:
+ Dưới 30 chỉ tiêu
+ Trên 30 chỉ tiêu đến 40 chỉ tiêu
+ Trên 40 chỉ tiêu

30.000 đồng/phiếu
40.000 đồng/phiếu
50.000 đồng/phiếu

Tổ chức:
+ Dưới 30 chỉ tiêu
+ Trên 30 chỉ tiêu đến 40 chỉ tiêu
+ Trên 40 chỉ tiêu

70.000 đồng/phiếu
85.000 đồng/phiếu
100.000 đồng/phiếu
đ
Phân tích mẫu điều tra (nếu có).
Theo mức thu quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc giá thỏa thuận của cơ quan cung cấp dịch vụ
9
Chi vận chuyển tài liệu điều tra (nếu có), thuê xe cho cán bộ, điều tra viên đi thực địa để điều tra
Mức chi theo giá cước vận chuyển hoặc hợp đồng vận chuyển, hóa đơn thực tế (trong trường hợp thuê dịch vụ)
10
Chi xử lý kết quả điều tra
Nội dung và mức chi được thực hiện theo quy định hiện hành về hướng dẫn mức chi tạo lập tin điện tử thuộc công nghệ thông tin và các quy định hiện hành về công nghệ thông tin, xây dựng và quản lý hệ cơ sở dữ liệu và Hợp đồng dịch vụ đối với trường hợp thuê ngoài.
11
Chi thuê chuyên gia phân tích, đánh giá kết quả điều tra (tối đa không quá 5 chuyên gia cho một cuộc điều tra)
1.000.000 đ/báo cáo.
12
Chi viết báo cáo kết quả điều tra

a
Báo cáo phân tích theo chuyên đề: Tùy theo tính chất, quy mô của cuộc điều tra
5.000.000đ - 8.000.000 đ/báo cáo
b
Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra (bao gồm báo cáo chính và báo cáo tóm tắt).Tùy theo tính chất, quy mô của cuộc điều tra
7.000.000đ - 12.000.000 đ/báo cáo
13
Chi công bố kết quả điều tra

a
Chi tổ chức hội nghị công bố
Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
b
Chi công bố trên phương tiện thông tin đại chúng
Mức chi căn cứ vào hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp.
14
Các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến công tác điều tra

a
Văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, tuyên truyền, chi khác
Mức chi căn cứ vào hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
b
Biên dịch tài liệu nước ngoài phục vụ điều tra
Thực hiện theo mức chi dịch thuật quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.
c
Làm ngoài giờ
Thông tư số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 5/1/2005 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ công chức, viên chức.


Mức chi cho HĐ KĐCLGD quá trình Tự đánh giá

Thông tư số 58/2011/TT-BTC của Bộ tài chính, ban hành ngày 11 tháng 5 năm 2011 về Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê
BỘ TÀI CHÍNH
-------
Số  58/2011/TT-BTC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
Hà Nội, ngày 11  tháng 5 năm 2011

THÔNG TƯ

   Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện
các cuộc điều tra thống kê
-------------
    Căn cứ Luật Thống kê ngày 17/6/2003;
    Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
    Căn cứ Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13/2/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;
    Để quản lý, sử dụng nguồn kinh phí điều tra thống kê từ ngân sách nhà nước đúng mục đích và có hiệu quả; Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê như sau:

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với các cuộc điều tra thống kê (thuộc chương trình điều tra thống kê quốc gia và ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia) của các Bộ, ngành, địa phương do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định theo quy định tại Khoản 2, 3 và 4 Điều 10 Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13/2/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê.
2. Đối với các cuộc Tổng điều tra thống kê do Thủ tướng Chính phủ quyết định, các cuộc điều tra thống kê bố trí từ các nguồn vốn đầu tư phát triển, vốn  sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp môi trường đang thực hiện theo các văn bản hướng dẫn riêng, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Ngân sách nhà nước bảo đảm và bố trí trong dự toán chi ngân sách của các Bộ, ngành, địa phương theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.
- Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê thuộc chương trình điều tra thống kê quốc gia và ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định.
- Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
2. Nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế theo các Chương trình, dự án.
3. Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Nội dung chi
1. Chi xây dựng phương án điều tra thống kê: tuỳ theo quy mô, tính chất, khối lượng các chỉ tiêu của từng cuộc điều tra, cơ quan, đơn vị xây dựng phương án điều tra (gồm đề cương tổng quát và đề cương chi tiết) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (sau khi có ý kiến thấm định phương án điều tra của Tổng cục Thống kê theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 40/2004/NĐ-CP).
2. Chi lập mẫu phiếu điều tra được chủ dự án duyệt.
3. Chi điều tra thử để hoàn thiện phương án điều tra.
4. Chi hội thảo nghiệp vụ chuyên môn, lấy ý kiến chuyên gia các ngành liên quan (nếu có), thẩm định phương án điều tra, nghiệm thu về phương án điều tra và nội dung phiếu điều tra, báo cáo kết quả điều tra.
5. Chi xây dựng sổ tay nghiệp vụ cho điều tra viên (nếu có).
 6. Chi in ấn tài liệu hướng dẫn, sổ tay nghiệp vụ cho điều tra viên, phiếu điều tra, biểu mẫu phục vụ điều tra, kết quả điều tra, xuất bản ấn phẩm điều tra (nếu có). Số lượng tài liệu in đủ để phục vụ cho các đối tượng tham gia cuộc điều tra và đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý. Việc in ấn tài liệu, phiếu, biểu mẫu điều tra, sổ tay nghiệp vụ cho điều tra viên phải thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước.
7. Chi tập huấn nghiệp vụ điều tra cho các điều tra viên (nếu có).
8. Chi điều tra:
a) Chi công tác phí cho người tham gia điều tra, phúc tra, kiểm tra, giám sát.
b) Thuê điều tra viên (đối với trường hợp phải thuê ngoài).
c) Thuê người phiên dịch tiếng dân tộc kiêm dẫn đường, thuê người dẫn đường không phải phiên dịch: khoản chi này chỉ áp dụng cho các địa bàn điều tra thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng cao, vùng sâu, điều tra viên không sinh sống tại địa bàn điều tra hoặc không biết tiếng dân tộc nên cần có người địa phương dẫn đường, phiên dịch.
d) Chi cho đối tượng cung cấp thông tin, tự điền phiếu điều tra.
đ) Phân tích mẫu điều tra (nếu có).
9. Chi vận chuyển tài liệu điều tra (nếu có), thuê xe cho cán bộ, điều tra viên đi thực địa để điều tra.
10. Chi xử lý kết quả điều tra gồm: nghiệm thu phiếu, kiểm tra, đánh mã số, làm sạch và hoàn thiện phiếu điều tra; xây dựng phần mềm tin học để nhập tin và xử lý, tổng hợp số liệu kết quả điều tra. Trường hợp phải thuê đơn vị bên ngoài nhập tin và xử lý, tổng hợp số liệu thì cơ quan chủ trì điều tra thực hiện theo quy định về đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước và đảm bảo thủ tục hợp đồng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
11. Chi thuê chuyên gia phân tích, đánh giá kết quả điều tra (nếu cần thiết). Số lượng chuyên gia do cơ quan chủ trì điều tra quyết định, nhưng tối đa không quá 5 chuyên gia cho một cuộc điều tra.
12. Chi viết báo cáo kết quả điều tra: Tuỳ theo tính chất, quy mô của cuộc điều tra, cơ quan chủ trì điều tra quyết định chi viết báo cáo tổng hợp (bao gồm báo cáo chính và báo cáo tóm tắt); báo cáo phân tích theo chuyên đề.
13. Chi công bố kết quả điều tra: Tuỳ theo tính chất và sự cần thiết của  cuộc điều tra, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc công bố kết quả điều tra trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo cáo cơ quan chức năng hoặc tổ chức hội nghị để công bố.
14. Các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến công tác điều tra như:
a) Văn phòng phẩm, thông tin liên lạc.
b) Biên dịch tài liệu nước ngoài phục vụ điều tra.
c) Làm ngoài giờ.
d) Chi khác.

Điều 4. Mức chi
Mức chi cho các nội dung chi quy định tại Điều 3 được thực hiện theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và một số mức chi cụ thể quy định tại phụ lục đính kèm Thông tư này.


Điều 5. Lập, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí điều tra thống kê

1. Lập dự toán kinh phí cho các cuộc điều tra thống kê:
Kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê của các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm theo lĩnh vực chi của các cơ quan, đơn vị theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Trên cơ sở các quyết định điều tra được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ điều tra phải xây dựng dự toán kinh phí từng cuộc điều tra trong dự toán chi ngân sách nhà nước của cơ quan, đơn vị, gửi cơ quan chủ quản tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng với thời điểm xây dựng dự toán chi ngân sách hàng năm để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Căn cứ Quyết định điều tra thống kê được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan chủ quản phân bổ dự toán cho cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí điều tra cùng với dự toán chi thường xuyên gửi cơ quan tài chính để thẩm tra trước ngày 31/12 hàng năm. Sau khi được cơ quan tài chính thống nhất bằng văn bản, cơ quan chủ quản có quyết định giao dự toán ngân sách cho cơ quan, đơn vị, gửi cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để phối hợp thực hiện. Cơ quan, đơn vị được giao chủ trì điều tra xây dựng dự toán chi tiết trình cơ quan chủ quản phê duyệt.
3. Đối với cuộc điều tra thống kê đột xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 40/2004/NĐ-CP, chưa bố trí dự toán chi ngân sách nhà nước cho cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ điều tra: Căn cứ quyết định điều tra và phương án điều tra được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ điều tra xây dựng dự toán chi tiết gửi cơ quan chủ quản xét duyệt và có văn bản đề nghị cơ quan tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền bổ sung dự toán theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước.
4. Việc sử dụng và quyết toán kinh phí các cuộc điều tra thống kê thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán. Ngoài ra, Thông tư này hướng dẫn một số nội dung sau:
- Trường hợp phải thuê các đơn vị bên ngoài thực hiện một số công việc trong quá trình điều tra thống kê thì cơ quan chủ trì thực hiện điều tra ký hợp đồng với các đơn vị thuê ngoài. Chứng từ làm căn cứ thanh, quyết toán được lưu tại cơ quan chủ trì điều tra gồm: Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ (kèm theo dự toán chi tiết được cơ quan chủ trì điều tra phê duyệt), biên bản nghiệm thu công việc, biên bản thanh lý hợp đồng, uỷ nhiệm chi hoặc phiếu chi và các tài liệu có liên quan trực tiếp khác. Các chứng từ chi tiêu cụ thể do cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện điều tra lưu giữ theo quy định hiện hành.
- Cuối năm, cơ quan, đơn vị tổng hợp quyết toán kinh phí điều tra thống kê vào quyết toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị và báo cáo tình hình thực hiện dự án, tình hình sử dụng kinh phí điều tra với cơ quan chủ quản cấp trên.
- Cơ quan chủ quản cấp trên thực hiện nghiệm thu kết quả toàn bộ cuộc điều tra hoặc nghiệm thu kết quả giai đoạn (đối với những cuộc điều tra thực hiện trong nhiều năm), thông báo kết quả cho cơ quan tài chính cùng cấp để làm căn cứ xét duyệt (hoặc thẩm định) quyết toán kinh phí điều tra thống kê và lập dự toán kinh phí năm tiếp theo (nếu có).
- Cuối năm, trường hợp cuộc điều tra thống kê chưa kết thúc theo kế hoạch đã được duyệt, được chuyển số dư dự toán và số dư tạm ứng sang năm sau sử dụng và quyết toán; trường hợp cuộc điều tra thống kê đã kết thúc, kinh phí không sử dụng hết, đơn vị phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.

Điều 6. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư  này có hiệu lực thi hành từ ngày 30 tháng 6 năm 2011 và thay thế Thông tư số 120/2007/TT-BTC ngày 15/10/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách nhà nước.
2. Căn cứ vào quy mô, tính chất của từng cuộc điều tra, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị căn cứ khung, mức chi tối đa quy định tại Thông tư này trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt mức chi cụ thể nhưng không vượt quá mức chi tối đa quy định tại Thông tư này, bảo đảm tiết kiệm, tránh lãng phí, trong phạm vi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước, VP Chính phủ;
- Văn phòng BCĐTW về phòng chống tham nhũng;
- Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ, Website BTC;
- Các đơn vị thuộc BTC; 
- Lưu :VT, Vụ HCSN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)


Nguyễn Thị Minh
 
Phụ lục đính kèm 

Các văn bản liên quan

Mức chi cho Hđ KĐCLGD từ 8/2014

BỘ TÀI CHÍNH - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 125/2014/TTLT-BTC-BGDĐT
Hà Nội, ngày 27 tháng 08 năm 2014

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN NỘI DUNG, MỨC CHI CHO HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, PHỔ THÔNG VÀ THƯỜNG XUYÊN
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn nội dung, mức chi cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên.
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn nội dung, mức chi cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.
2. Thông tư này áp dụng với các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục; các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên (sau đây gọi là cơ sở giáo dục); các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 2. Chi cho hoạt động tự đánh giá
1. Chi thuê chuyên gia tư vấn (trong nước và ngoài nước) triển khai công tác tự đánh giá: Thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa hai bên nhưng phải phù hợp với khả năng kinh phí của cơ sở giáo dục và tuân theo các quy định hiện hành về tài chính của Nhà nước.
2. Chi điều tra, thu thập thông tin, xử lý, phân tích kết quả thu thập thông tin, minh chứng, mã hóa minh chứng, viết báo cáo tự đánh giá và các tài liệu liên quan: Thực hiện theo Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê.
Điều 3. Chi cho hoạt động đánh giá ngoài
1. Chi phí phương tiện đi lại, phụ cấp lưu trú, thuê phòng ngủ cho các thành viên đoàn đánh giá ngoài: Thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Chi phục vụ công tác nghiên cứu hồ sơ đánh giá của từng thành viên và viết báo cáo sơ bộ: Tối đa không quá 600.000 đồng/người/cơ sở giáo dục (không quá 07 người).
3. Chi phục vụ công tác làm việc tập trung nghiên cứu hồ sơ đánh giá của từng thành viên (tối đa không quá 04 ngày và không quá 07 người):
a) Trưởng đoàn: Tối đa không quá 200.000 đồng/người/ngày;
b) Thư ký: Tối đa không quá 180.000 đồng/người/ngày;
c) Các thành viên khác: Tối đa không quá 150.000 đồng/người/ngày.
4. Chi khảo sát tại cơ sở giáo dục (tối đa không quá 05 ngày và không quá 07 người):
a) Trưởng đoàn: Tối đa không quá 200.000 đồng/người/ngày;
b) Thư ký: Tối đa không quá 180.000 đồng/người/ngày;
c) Các thành viên khác: Tối đa không quá 150.000 đồng/người/ngày.
5. Chi viết báo cáo đánh giá ngoài: Mức chi khoán theo sản phẩm cuối cùng không quá 1.000.000 đồng/báo cáo.
6. Chi in ấn và văn phòng phẩm: Thực hiện theo thực tế phát sinh trên nguyên tắc tiết kiệm, có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ theo quy định của pháp luật.
7. Chi in và cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục: 300.000 đồng/giấy chứng nhận.
Điều 4. Nguồn kinh phí thực hiện
Kinh phí chi cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục được trích từ nguồn thu của cơ sở giáo dục, và cân đối trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục đào tạo hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hoặc từ nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định khác có liên quan.
Điều 5. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2014.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét, giải quyết./.
 KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Vinh Hiển
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG

Trương Chí Trung
 Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch Nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;

- Sở Tài chính, KBNN, Sở GD&ĐT các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc Bộ TC, Bộ GDĐT;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ TC, Bộ GD&ĐT;
- Lưu: VT Bộ TC, Bộ GD&ĐT.


Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Chất lượng đào tạo tại VTS từ 2000- nay

HIỆU SUẤT ĐÀO TẠO
   
Khóa Đầu vào Đầu ra Kết quả đào tạo Tỉ lệ tốt nghiệp Hiệu suất
 đào tạo
   
Giỏi Khá TB Tổng Ghi chú ĐB
1997-2000 674 641 57 206 374 637 99.38%      
1998-2001 545 546 38 183 322 543 99.45%      
1999-2002 641 650 64 188 394 646 99.38%      
2000-2003 687 676 34 151 472 657 97.19%      
2001-2004 962 873 78 269 520 867 99.31%      
2002-2005 854 818 98 194 508 800 97.80%      
2003-2006 1121 1067 367 408 285 1060 97.34%      
2004-2007 995 993 333 352 260 984 98.89%      
2005-2008 843 838 436     838 99.41%      
2006-2009 892 867 332 438 264 841 97.20%      
2007-2010 831 819 128 479 225 831 98.56%      
2008-2011 865 854 138 538 189 865 98.73%      
2009-2012 815 812 107 471 238 815 99.63%      
2010-2013 829 828 99 466 248 829 99.88%   -1  
2011-2014 812 810 99 455 246 812 99.75% 99.20% -2 -2